NGÀY
GIỜ
PHÚT
GIÂY
Các đội thi tham gia Vòng Bình chọn trực tuyến để giành cơ hội trở thành 01 trong 12 đội tham gia Vòng Bán kết, cụ thể:
- Chủ đề: Trường tôi là nhất
- Nội dung: Giới thiệu về trường và những nét độc đáo, đặc sắc, ấn tượng như: quá trình thành lập trường, thầy cô giảng dạy, những hoạt động nổi bật, ý nghĩa, sự gắn kết tình cảm giữa thầy và trò, những hoạt động học tập, vui chơi trực tuyến,... Đồng thời, giới thiệu những định hướng trong tương lai, những giá trị mà nhà trường đang tiếp tục đẩy mạnh, phát huy để xây dựng nhà trường theo triết lý giáo dục của UNESCO “Học để biết; Học để làm việc; Học để chung sống; Học để khẳng định mình” và lan tỏa giá trị tốt đẹp cho xã hội.
- Số lượng: Mỗi đội thi gửi 01 video clip dự thi về Ban Tổ chức với thời lượng mỗi clip từ 04 đến 06 phút kèm phần thuyết minh (không quá 200 từ, kích thước chữ 13, font chữ Times New Roman) để giới thiệu đội thi của mình.
- Yêu cầu đối với video clip dự thi:
+ Video clip dự thi được trình bày rõ ràng, âm nhạc phù hợp với môi trường học đường, sáng tạo, mang màu sắc của trường và đội dự thi.
+ Video clip có sử dụng âm nhạc phải đảm bảo không vi phạm về
bản quyền (tham khảo tại https://bit.ly/nhacbq).
+ Video clip được thực hiện có đầy đủ tất cả thành viên trong đội thi chính thức (03 giáo viên, 09 học sinh) và khuyến khích có sự góp mặt của các thầy cô, học sinh khác của trường (từ 10 đến dưới 20 người). Lưu ý: có thể sử dụng hình ảnh hoặc video clip giới thiệu của từng thành viên để tổng hợp trong video clip dự thi.
+ Chất lượng full HD 1920 x 1080px, định dạng .mp4, dung lượng tối đa 01 Gigabyte (01GB).
+ Video clip không được đặt chữ ký ảnh “watermark” (không được ghi ký hiệu đè lên hình ảnh và slide). Đội dự thi lưu giữ tệp gốc để đối chiếu trong trường hợp được vào vòng xét giải.
- Thời gian bình chọn:
+ Thời gian kết thúc nhận đăng ký và gửi video clip: 17g00 ngày 17/12/2021 (thứ Sáu).
+ Thời gian bắt đầu bình chọn: 20g00 ngày 22/12/2021 (thứ tư).
+ Thời gian kết thúc bình chọn: 20g00 ngày 26/12/2021 (Chủ nhật).
+ Thời gian công bố kết quả: 20g00 ngày 29/12/2021 (thứ Tư).
- Cách thức tính điểm:
+ Ban Tổ chức đăng tải tác phẩm dự thi trên chuyên trang https://thaytrocungleonui.sac.vn để tiến hành bình chọn. Kết quả của các đội thi được tính dựa trên kết quả bình chọn trên chuyên trang kết hợp với kết quả đánh giá của Ban Giám khảo.
+ Các đội thi vận động bình chọn theo hình thức “like”, “share” video clip của các đội thi trên chuyên trang.
+ Mỗi tài khoản được bình chọn 01 lần cho 01 video clip (01 người có thể bình chọn cho nhiều video clip từ các trường khác nhau).
+ Dựa trên kết quả 30% điểm số bình chọn và 70% điểm số đánh giá của Ban Giám khảo, Ban Tổ chức lựa chọn 12 đội thi có kết quả xuất sắc nhất bước vào Vòng Bán kết.
- Điểm bình chọn:
+ 01 lượt “like” tương đương 01 điểm.
+ 01 lượt “share” tương đương 05 điểm.
- Điểm của Ban Giám khảo:
+ Tính sáng tạo, vui nhộn: 30 điểm.
+ Kịch bản có nội dung sâu sắc, bố cục rõ ràng: 30 điểm.
+ Chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt: 20 điểm.
+ Giá trị của thông điệp truyền tải: 20 điểm.
* Lưu ý: Ban Tổ chức sẽ không xét bình chọn đối với các video clip của đội thi có các hiện tượng gian lận kết quả bình chọn bao gồm:
- Sử dụng những biện pháp kỹ thuật hoặc phần mềm nhằm tăng lượt “like” và “share” cho video clip. Số lượng “like”, “share” tăng đột biến bất thường, đa số người “like”, “share” không có lịch sử hoạt động trên trang cá nhân của tài khoản đó.
- Trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu không trung thực trong Vòng bình chọn cũng như trong suốt quá trình diễn ra, Ban Tổ chức có quyền quyết định tư cách tham gia dự thi của đội thi đó.
12 đội thi xuất sắc nhất Vòng loại dự thi đối kháng trực tiếp theo hình thức bốc thăm (bốc thăm bảng đấu, thứ tự thi đấu). Theo đó, một địa điểm thi đấu có 04 đội thi tham gia cùng 01 bảng đấu (có tất cả 03 địa điểm thi đấu). Tại mỗi bảng đấu, các đội thi thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, sự linh hoạt và sáng tạo thông qua 03 phần thi thử thách để tính điểm. Ban Tổ chức thực hiện hệ thống các tiêu chí chấm điểm cụ thể tương ứng với từng phần thi thử thách mà đội thi vượt qua để chọn ra 06 đội thi có điểm số cao nhất đại diện 03 bảng đấu vào Vòng Chung kết cấp Thành.
Các phần thi bao gồm:
- Phần 1 “Thầy trò tài năng”:
+ Hình thức: Dựa trên chủ đề của Sân chơi, đội thi thể hiện tài năng thông qua các hình thức như ca hát, nhạc kịch, nhảy tập thể,... có sự tham gia tối thiểu 50% thành viên trong đội thi chính thức. Khuyến khích những hình thức thể hiện mang tính sáng tạo, độc đáo, thông minh, hài hước, trẻ trung và thông điệp truyền tải đúng với tinh thần chủ đề của Sân chơi.
+ Chủ đề: “Thầy trò tích cực - Kết nối tương lai”.
+ Thời gian: Mỗi đội có từ 05 đến 10 phút để thể hiện phần thi.
+ Cách tính điểm: Sau phần thi của mỗi đội, Ban Giám khảo tiến hành đánh giá và chấm điểm (Thang điểm 100, cứ quá 10 giây đội thi bị trừ 10 điểm).
+ Tiêu chí chấm điểm của Ban Giám khảo:
Điểm biểu diễn (Phong cách biểu diễn, dàn dựng, cách bố trí đội hình,...): 25 điểm.
Điểm sáng tạo (Ý tưởng biên đạo, sáng tạo độc đáo cho tiết mục, hình ảnh minh họa cho tiết mục,…): 30 điểm.
Điểm nội dung chủ đề (Nội dung phù hợp với yêu cầu Ban Tổ chức đưa ra và giá trị thông điệp truyền tải qua tiết mục,…): 30 điểm.
Điểm trang phục (Trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo cụ biểu diễn,…): 15 điểm.
* Lưu ý:
- Tại phần thi này, các đội thi được bốc thăm thứ tự thi đấu. Trước phần dự thi, mỗi đội thi có khoảng thời gian tối đa 05 phút để chuẩn bị đạo cụ, các diễn biến tại hiện trường sân khấu.
- Đội thi phải cung cấp đầy đủ về thể loại dự thi, kịch bản, âm nhạc chuẩn bị và danh sách các thành viên tham gia phần thi “Thầy trò tài năng” có ký tên, xác nhận của lãnh đạo nhà trường (theo mẫu Ban Tổ chức cung cấp) thông qua chuyên trang của Sân chơi tại địa chỉ https://thaytrocungleonui.sac.vn.
- Phần 2 “Thầy trò trí lực song hành”:
Hình thức: Mỗi đội thi cử 06 thành viên thực hiện thử thách thể lực liên hoàn (01 thành viên/ thử thách), 06 thành viên còn lại tiến hành thi kiến thức bằng cách vượt qua thử thách để tìm và ghép các dữ kiện với nhau thành bộ hình ảnh hoàn chỉnh. Thời gian hoàn thành thử thách thể lực của 06 thành viên sẽ là thời gian dự thi kiến thức của 06 thành viên còn lại.
Nội dung thực hiện thử thách thể lực:
+ Bập bênh thăng bằng: 02 thành viên lần lượt đứng trên bục và dùng một chân giữ bập bênh thăng bằng sao cho bình nước không bị rơi xuống. Bình nước rơi xuống đất đồng nghĩa với thử thách dừng lại. Lúc này đồng hồ sẽ tính thời gian cho thành viên đó tương ứng với thử thách thứ nhất.
+ Nhanh tay giữ bóng: 02 thành viên của thử thách thứ nhất làm nhiệm vụ thả bóng. Khi thời gian bắt đầu, 03 trái bóng sẽ được thả lần lượt từ trên đầu của một mặt phẳng nghiêng, 01 thí sinh đầu tiên đứng ở cuối mặt phẳng nghiêng dùng 01 cái muỗng để giữ bóng sao cho không trái bóng nào rớt ra khỏi mặt phẳng. Nếu bóng rớt, phần thử thách của thành viên đầu tiên sẽ dừng lại, thành viên thứ hai tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến khi bóng rớt ra khỏi mặt phẳng. Thời gian được tính là tổng thời gian hoàn thành phần thử thách của 02 thành viên.
+ Sức bật ngàn cân: 02 thí sinh tiếp theo lần lượt thực hiện thử thách bằng cách đưa 01 quả banh tennis vào giữa hai đầu gối sau đó thực hiện bật nhảy trên thảm gai để về đích và thả banh vào vòng tròn quy định. Mỗi quả bóng tương ứng với 20 giây. Trường hợp bóng rơi hoặc chạm tay quá 03 lần phần thi sẽ dừng lại.
Lưu ý: Banh không đươc rơi xuống đất và cũng không được chạm tay. Nếu phạm quy, người chơi sẽ thực hiện lại từ đầu (không quá 03 lần phạm quy).
Nội dung thực hiện thử thách kiến thức:
+ Nội dung: Ban Tổ chức bố trí một bộ dụng cụ gồm 04 sợi dây nối liền với một đầu móc và 20 mảnh ghép không theo trật tự. 04 thành viên vận dụng sự đoàn kết, khéo léo, linh hoạt để điều phối bộ dụng cụ sao cho lấy được mảnh ghép từ vị trí xuất phát và vượt qua các chướng ngại vật để đưa về vị trí cuối cùng. 02 thành viên còn lại thực hiện việc ghép tranh.
+ Cách tính điểm: Tổng điểm của phần thi là 100 điểm, được tính khi đội chơi hoàn thành bức tranh. Trường hợp không hoàn thành, điểm số sẽ được tính bằng số mảnh ghép mà đội mang về vị trí cuối cùng. Mỗi mảnh ghép tương ứng 05 điểm.
- Phần 3 “Thầy trò thông thái”:
Ban Tổ chức dựa trên tổng điểm của 02 phần thi để chọn ra 02 đội thi xuất sắc bước vào phần thi thứ ba.
+ Nội dung: Ban Tổ chức có 24 câu hỏi về các lĩnh vực (bao gồm Toán, Ngữ văn, Thể thao, Âm nhạc, Ẩm thực, Tiếng Anh, Xã hội), mỗi bộ đề có 03 câu hỏi. Đặc biệt, có 01 bộ đề với số điểm nhân ba.
+ Hình thức: Tại mỗi bảng đấu, mỗi đội thi lần lượt cử từng thành viên của đội thi đấu nhưng không được biết lĩnh vực của câu hỏi. 02 thành viên thi đấu đối kháng trực tiếp theo hình thức nhấn chuông dành quyền trả lời sau khi nghe người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi và hô khẩu lệnh “Hết”. Mỗi thành viên có 03 giây để suy nghĩ và trả lời đáp án sau khi nhấn chuông. Sau 12 câu hỏi, 02 đội được phép hoán đổi thứ tự thi đấu của các thành viên.
+ Cách tính điểm: Tổng điểm cho phần thi này được tính bằng tổng số câu trả lời đúng của từng thành viên ở mỗi lượt thi đấu. Mỗi câu trả lời đúng tương ứng 05 điểm, sai không bị trừ điểm. Trường hợp đội dành quyền ưu tiên nhưng trả lời sai thì cơ hội thuộc về đội còn lại. Trả lời bổ sung đúng được 05 điểm, sai không bị trừ điểm. Tổng điểm của phần thi này tối đa là 150 điểm.
06 đội cao điểm nhất của 03 bảng đấu trải qua 04 phần thi thử thách để giành các giải thưởng chính thức của Sân chơi.
Các phần thi tại Vòng Chung kết cấp Thành bao gồm:
- Phần 1 “Thầy trò tài năng”:
+ Hình thức: Các đội thi của mỗi bảng đấu tiến hành bốc thăm từ khóa từ hệ thống các từ khóa do Ban Tổ chức chuẩn bị và thể hiện từ khóa đó theo hình thức sân khấu hóa (âm nhạc, kịch, vũ đạo,…) có sự tham gia của tất cả các thành viên trong đội thi và thầy cô, học sinh của trường (tối đa không quá 40 thành viên). Khuyến khích các đội thi sử dụng những hình thức thể hiện mang tính sáng tạo, độc đáo, thông minh, hài hước, trẻ trung và thông điệp truyền tải đúng với tinh thần từ khóa của Ban Tổ chức.
+ Chủ đề: Bốc thăm chọn chủ đề, từ khóa.
+ Thời gian: Mỗi đội có từ 05 đến 10 phút để thể hiện phần thi.
+ Cách tính điểm: Sau phần thi của mỗi đội, Ban Giám khảo tiến hành nhận xét và chấm điểm (Thang điểm 100, cứ quá 10 giây đội thi bị trừ 10 điểm).
+ Tiêu chí chấm điểm của Ban Giám khảo:
Điểm biểu diễn (Phong cách biểu diễn, dàn dựng, cách bố trí đội hình,...): 25 điểm.
Điểm sáng tạo (Ý tưởng biên đạo, sáng tạo độc đáo cho tiết mục, hình ảnh minh họa cho tiết mục,…): 30 điểm.
Điểm nội dung chủ đề (Nội dung phù hợp với yêu cầu Ban Tổ chức đưa ra và giá trị thông điệp truyền tải qua tiết mục,…): 30 điểm.
Điểm trang phục (Trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo cụ biểu diễn,…): 15 điểm.
- Phần 2 “Thầy trò hiểu ý”:
+ Hình thức: Mỗi đội thi được chia làm 03 nhóm, mỗi nhóm gồm 04 thành viên (bao gồm 01 giáo viên và 03 học sinh) lần lượt thi đấu luân phiên (02 lượt thi/ nhóm) thực hiện truyền thông điệp bằng hình ảnh đến từng thành viên của nhóm và trả lời các chủ đề do Ban Tổ chức đưa ra ở lượt thi đó trong thời gian quy định.
Cụ thể: Ban Tổ chức chuẩn bị một hộp kín với 30 đồ vật bên trong. Trong 20 giây, thành viên thứ nhất bịt mắt và cảm nhận đồ vật trong hộp kín. Kết thúc 20 giây, thành viên thứ nhất có 30 giây để thể hiện đồ vật thông qua hình vẽ cho thành viên thứ hai. Tương tự, các thành viên còn lại có 30 giây để thể hiện nội dung nhận được cho người tiếp theo. Lần lượt đến người cuối cùng. Sau khi nhận được nội dung gợi ý, thành viên cuối cùng có 15 giây để suy nghĩ và chọn đáp án chính xác nhất trong những đáp án do Ban Tổ chức chuẩn bị và dán lên bảng kết quả.
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 05 điểm, tổng điểm tối đa 120 điểm.
* Lưu ý: Tất cả đồ vật trong hộp kín dành cho các đội thi là như nhau. Trong quá trình truyền nội dung hình ảnh trên bảng vẽ, đội thi được phép sử dụng tất cả ký hiệu, hình vẽ,… ngoại trừ các ký tự chữ cái la-tinh, các số la mã, các ký hiệu ngôn ngữ, chữ viết của các quốc gia khác để gợi ý.
- Phần 3 “Thầy trò trí tuệ”:
+ Số lượng:
Đội thi: 20 học sinh (trong đó có 09 học sinh thuộc đội thi chính thức).
Đội cứu trợ: 06 giáo viên (trong đó có 03 giáo viên thuộc đội thi chính thức).
+ Hình thức: Ban Tổ chức bố trí một sàn thi đấu (120 thí sinh) với 06 màu tương ứng cho 06 đội thi được sắp xếp xen kẽ (các màu gồm đỏ, cam, vàng, lục, lam, hồng), thí sinh của các đội thi ngồi đúng vào ô màu và vị trí theo số báo danh của đội thi đồng thời lần lượt trả lời các câu hỏi của Ban Tổ chức bằng cách viết đáp án lên bảng (mỗi thí sinh được trang bị 01 bảng, 01 bút, 01 khăn lau).
* Đối với phần đội thi: Các thí sinh trải qua 16 câu hỏi được chia thành 02 lượt với mỗi lượt 08 câu hỏi liên quan đến các môn học (Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh) với thời gian suy nghĩ và trả lời là 15 giây. Trả lời đúng tiếp tục ở lại, trả lời sai phải rời sàn thi đấu.
* Đối với phần cứu trợ:
Trường hợp 1: Kết thúc câu hỏi số 08, đội cứu trợ thực hiện một thử thách từ Ban Tổ chức để mang về số thí sinh tương ứng quay trở lại sàn thi đấu.
Trường hợp 2: Trước câu hỏi số 08, khi sàn đấu không còn thí sinh, Ban Tổ chức quyết định cho đội cứu trợ thực hiện thử thách để mang về số thí sinh của từng đội trở lại sàn thi đấu (điểm số đội cứu trợ đạt được tương ứng với số thí sinh trở lại sàn). Kết thúc cứu trợ, các thí sinh sẽ bắt đầu từ câu hỏi số 09.
Kết thúc mỗi lượt thi đấu, số lượng thí sinh của từng đội còn ở lại sàn thi đấu tương ứng với số điểm của đội thi đó (mỗi thí sinh tương đương với 03 điểm). Đối với đội chơi còn đủ 20 thành viên khi kết thúc câu số 08 được cộng thêm 10 điểm. Điểm tối đa của phần thi này là 130 điểm.
Nếu trường hợp 02 của phần cứu trợ xảy ra, điểm của mỗi đội chỉ được tính một lần duy nhất sau khi trận thi đấu kết thúc.
- Phần 4 “Thầy trò chung sức”:
Ban Tổ chức tổng hợp điểm từ 03 phần thi đầu tiên để chọn ra 03 đội có điểm số cao nhất tham gia phần thi thứ tư.
+ Số lượng: 12 thành viên của đội thi.
+ Hình thức: 03 đội thi bốc thăm vị trí tương ứng với 03 màu trên sân thi đấu (đỏ, vàng, xanh). Thành viên của đội thi thực hiện tung xúc xắc và trả lời tối đa 24 câu hỏi để giành được huy hiệu “Thầy trò cùng leo núi” tại điểm giao nhau của 03 đội thi tại sàn đấu.
+ Luật chơi: Mỗi đội lần lượt cử 01 thành viên tham gia vào các lượt thi đấu (luân phiên từng thành viên theo thứ tự “3 trò đến 1 thầy” và lần lượt cử 02 thành viên dự thi kế tiếp tung xúc xắc), cụ thể:
Các đội phải vượt qua 24 bậc thang (được đánh số từ 01 đến 24) bằng cách trả lời đúng các câu hỏi do Ban Tổ chức đưa ra (theo hình thức nghe câu hỏi và viết đáp án lên bảng). Thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 10 giây (thời gian được tính khi có hiệu lệnh của người dẫn chương trình).
Với mỗi câu trả lời đúng, 02 thí sinh có lượt thi liền kề của đội được quyền thả xúc xắc 06 mặt (tương ứng từ 01 đến 06), số bậc thang thí sinh đi được tương ứng với số điểm mà đồng đội thả được. Lần lượt các thành viên kế tiếp luân phiên thực hiện phần thi của mình.
Trong quá trình thi, đội thi nào vượt qua 24 bậc thang và giành được huy hiệu “Thầy trò cùng leo núi” đạt điểm tối đa 120 điểm cộng thêm 05 điểm mỗi bậc thang vượt mức tối đa và phần thi kết thúc tại thời điểm này, các đội còn lại được tính điểm theo số bậc thang thực hiện được (mỗi bước ứng với 05 điểm).
- Phần 4 “Thầy trò chung sức”:
* Lưu ý: Tại lượt thi, khi từ 02 đội trở lên có lượt thả xúc xắc với số bước cộng dồn lớn hơn 24, Ban Tổ chức căn cứ vào đội có số bước cộng dồn cao nhất (số bước = thứ tự bậc thang + số điểm xúc xắc vừa thả được) để xác định đội chiến thắng. Trường hợp cả hai đội có số bước cộng dồn cao nhất và bằng nhau thì cả hai đội đều được nhận được 120 điểm, các đội còn lại được tính điểm theo số bậc thang thực hiện được (mỗi bước ứng với 05 điểm). Sau 24 câu hỏi nếu không có đội nào giành được huy hiệu “Thầy trò cùng leo núi”, số điểm của các đội được tính điểm theo số bước thực hiện được (mỗi bước ứng với 05 điểm). Tổng điểm tối đa của phần thi này là 145 điểm.
Trong số 24 bậc thang, có 06 ô đặc biệt được bố trí ngẫu nhiên, nếu đội thi nào bước vào ô đặc biệt thì thực hiện yêu cầu tại ô đó, cụ thể:
+ 02 ô “Đổi người”: đổi người tham gia trả lời câu hỏi ở lượt hỏi tiếp theo, việc đổi người thực hiện theo quy tắc “Thầy đổi vị trí với trò - Trò đổi vị trí với thầy”.
+ 02 ô “Mất lượt”: đội thi mất quyền tham gia trả lời ở lượt câu hỏi tiếp theo.
+ 02 ô “Thêm lượt”: đội thi có thêm 01 lượt thả xúc xắc để tăng số bậc thang của đội.
33 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh